Tìm kiếm
Blog

Public cloud là gì? Ưu, nhược điểm của đám mây công cộng

06/12/2024

Bài viết nổi bật

public cloud là gì

Public Cloud là gì mà tại sao nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn giải pháp này đến thế? Thực chất, Public Cloud hiểu đơn giản là mô hình cung cấp dịch vụ cloud và tài nguyên công nghệ thông tin mà không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng phần cứng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về giải pháp này, tham khảo ngay bài viết dưới đây của HyperCore!

1. Public Cloud (đám mây công cộng) là gì?

Public Cloud (Đám mây công cộng) là một mô hình triển khai điện toán đám mây mà tài nguyên như máy chủ, lưu trữ và dịch vụ mạng được cung cấp và quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba. Các tài nguyên này được chia sẻ giữa nhiều khách hàng và có thể truy cập qua internet. Người sử dụng không cần phải sở hữu hay duy trì phần cứng vật lý mà chỉ cần thanh toán cho tài nguyên mà họ sử dụng.

Ví dụ về Public Cloud có thể là các dịch vụ nổi bật như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Cloud Platform (GCP). Đây là các nền tảng đám mây cho phép các tổ chức, doanh nghiệp, và người dùng cá nhân lưu trữ dữ liệu, chạy ứng dụng, và triển khai hạ tầng CNTT mà không cần phải lo lắng về việc quản lý phần cứng.

Đặc trưng của Public Cloud:

  • Tài nguyên chia sẻ: Các nhà cung cấp đám mây công cộng chia sẻ tài nguyên giữa nhiều khách hàng. Mỗi người dùng hoặc doanh nghiệp sử dụng phần mềm, máy chủ, và lưu trữ riêng biệt trong môi trường chia sẻ này.
  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Public Cloud cung cấp khả năng mở rộng vô hạn, nghĩa là người dùng có thể dễ dàng tăng hoặc giảm tài nguyên tùy vào nhu cầu sử dụng.
  • Truy cập từ xa: Tài nguyên và dịch vụ đám mây có thể truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối internet.

Doanh nghiệp nào nên sử dụng Public Cloud?

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Những doanh nghiệp có ngân sách hạn chế hoặc không muốn đầu tư vào hạ tầng IT có thể tận dụng Public Cloud để tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Các công ty mới khởi nghiệp: Public Cloud cung cấp khả năng mở rộng nhanh chóng và linh hoạt, giúp các startup nhanh chóng triển khai sản phẩm mà không phải lo lắng về hạ tầng.
  • Các tổ chức không yêu cầu bảo mật và tuân thủ nghiêm ngặt: Đối với các công ty không cần mức độ bảo mật cao như các tổ chức tài chính, y tế, Public Cloud là lựa chọn phù hợp vì chi phí thấp và dễ dàng triển khai.
Public Cloud là gì

Public Cloud cung cấp giải pháp lưu trữ cho doanh nghiệp

>>>> Tìm Hiểu Về: Đám mây lai là gì?

2. Ưu điểm và nhược điểm của Public Cloud

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp: Public Cloud giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư vào phần cứng, phần mềm và các chi phí vận hành như bảo trì hoặc nâng cấp hệ thống.
  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Doanh nghiệp có thể mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên nhanh chóng tùy vào nhu cầu thực tế, giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất.
  • Quản lý đơn giản: Nhà cung cấp dịch vụ đám mây chịu trách nhiệm về quản lý, bảo trì và bảo mật hạ tầng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực cho các công việc khác.
  • Truy cập mọi lúc, mọi nơi: Vì được truy cập qua internet, người dùng có thể làm việc từ bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối internet.

Nhược điểm:

  • Bảo mật hạn chế: Vì Public Cloud là môi trường chia sẻ tài nguyên, nguy cơ bảo mật có thể cao hơn so với các mô hình đám mây riêng (Private Cloud). Các tổ chức cần phải đánh giá và chọn nhà cung cấp uy tín.
  • Khả năng kiểm soát hạn chế: Do không sở hữu hạ tầng, doanh nghiệp sẽ không có toàn quyền kiểm soát các tài nguyên của mình. Nếu có vấn đề xảy ra, họ phải phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.
  • Hiệu suất không ổn định: Vì tài nguyên được chia sẻ giữa nhiều khách hàng, hiệu suất có thể không ổn định trong một số tình huống, đặc biệt là khi có sự cố xảy ra ở nhà cung cấp đám mây.
Public Cloud là gì

Public Cloud giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng CNTT

>>>> Đọc Thêm Về: Private Cloud Là Gì? Đặc Điểm, Ưu & Nhược Điểm Khi Sử Dụng

3. Nguyên lý hoạt động của Public Cloud

Public Cloud hoạt động dựa trên nguyên lý tài nguyên chia sẻ và cung cấp dịch vụ qua internet. Mô hình này bao gồm một số thành phần chính như sau:

  • Hạ tầng vật lý (Infrastructure): Public Cloud sử dụng hạ tầng máy chủ, lưu trữ và mạng để cung cấp tài nguyên cho người dùng. Hạ tầng này được quản lý và duy trì bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
  • Cung cấp dịch vụ (Service Delivery): Nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp các dịch vụ theo mô hình “pay-as-you-go”, có nghĩa là người dùng chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên mà họ sử dụng.
  • Quản lý tài nguyên (Resource Management): Tài nguyên như CPU, RAM, và dung lượng lưu trữ được phân bổ và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo hiệu suất và khả năng mở rộng.
  • Cơ chế bảo mật (Security): Dù là môi trường công cộng, nhà cung cấp đám mây thường áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mã hóa, xác thực và phân quyền để bảo vệ dữ liệu người dùng.

4. Cấu trúc của Public Cloud

Cấu trúc của Public Cloud thường bao gồm ba lớp dịch vụ chính:

  • IaaS (Infrastructure as a Service): Cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản như máy chủ, lưu trữ và mạng. Ví dụ như Amazon EC2 hoặc Google Compute Engine.
  • PaaS (Platform as a Service): Cung cấp nền tảng để phát triển, triển khai và quản lý ứng dụng mà không cần phải quản lý hạ tầng. Ví dụ: Google App Engine, Microsoft Azure.
  • SaaS (Software as a Service): Cung cấp các ứng dụng phần mềm qua internet mà người dùng có thể sử dụng mà không cần cài đặt. Ví dụ: Google Workspace, Microsoft 365.

Các nhà cung cấp Public Cloud cũng có thể kết hợp nhiều lớp dịch vụ này để tạo ra một giải pháp toàn diện cho người dùng.

5. So sánh 2 mô hình Public Cloud và Private Cloud

Dưới đây là bảng so sánh giữa hai mô hình Public Cloud và Private Cloud mà bạn có thể tham khảo:

Yếu tố Public Cloud (Đám mây công cộng) Private Cloud (Đám mây riêng)
Quản lý và sở hữu Sở hữu và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài Sở hữu và quản lý bởi doanh nghiệp hoặc tổ chức
Truy cập Khách hàng truy cập qua Internet, có thể sử dụng từ bất kỳ đâu khi có kết nối. Chỉ truy cập từ mạng nội bộ hoặc qua VPN (Virtual Private Network).
Bảo mật Bảo mật có thể kém hơn, tuỳ thuộc vào nhà cung cấp Bảo mật cao hơn, dữ liệu không bị chia sẻ với ai khác
Mở rộng linh hoạt Dễ dàng mở rộng và điều chỉnh tài nguyên theo nhu cầu, không lãng phí tài nguyên. Khả năng mở rộng phụ thuộc vào quy mô và cấu hình của cơ sở hạ tầng mà doanh nghiệp đã đầu tư ban đầu.

Việc mở rộng thường lâu hơn khi dùng Public Cloud và yêu cầu thời gian lên kế hoạch, triển khai và cấu hình.

Chi phí Chi phí ban đầu thấp hơn Private Cloud vì không yêu cầu đầu tư lớn vào phần cứng, cơ sở hạ tầng.

Thanh toán theo hình thức sử dụng, chỉ trả cho những gì bạn dùng.

Chi phí triển khai và cấu hình hệ thống ban đầu cao vì cần đầu tư lớn vào phần cứng, xây dựng trung tâm dữ liệu.
Ví dụ Google Cloud Platform, CMC Cloud, Microsoft Azure, Amazon Web Services (AWS). Hệ thống đám mây riêng của các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ

6. Những dịch vụ điển hình tại HyperCode về Public Cloud

Cloud server

Dịch vụ Cloud Server tại HyperCore là giải pháp máy chủ đám mây bảo mật và hiệu quả, với khả năng mở rộng linh hoạt, chi phí chỉ từ 440đ/1GB/1 tháng. HyperCore cung cấp nhiều gói dịch vụ từ Business đến Premium Cloud Server

  • Business Cloud Server: Sử dụng chip CPU Intel Xeon Gold 6226R mạnh mẽ, kết hợp cùng ổ cứng Enterprise U.2 NVMe mang đến độ ổn định và hiệu năng vượt trội. Hệ thống này đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của cá nhân và doanh nghiệp. Dữ liệu của Business Cloud Server được lưu trữ phân tán trên nhiều cụm storage, đảm bảo an toàn dữ liệu tối đa.
  • Premium Cloud Server: Được trang bị chip CPU AMD EPYC 7402 & 7542 chất lượng cao, cùng ổ cứng Enterprise U.2 NVMe, đem lại hiệu suất vượt trội với chi phí hợp lý.
Public Cloud là gì

Dịch vụ cho thuê Cloud Server tại HyperCore

Cloud storage

HyperCore S3 Object Storage là dịch vụ lưu trữ đám mây tốc độ cao, bảo mật dữ liệu và có thể mở rộng không giới hạn. Dịch vụ S3 Object Storage tại HyperCore được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp.

HyperCore S3 Object Storage sử dụng công nghệ lưu trữ hướng đối tượng, tối ưu hóa hiệu suất và khả năng truy cập dữ liệu. Với khả năng tương thích giao thức S3, S3 Object Storage cho phép dễ dàng di chuyển dữ liệu từ các nhà cung cấp dịch vụ khác. Đặc biệt, giá thuê Cloud Storage của HyperCore vô cùng hợp lý, chỉ 880đ/1GB/tháng, hoặc 440đ/1GB/tháng khi thanh toán gói 1 năm.

Public Cloud là gì

Dịch vụ Object Storage tại HyperCore

Câu hỏi Public Cloud là gì đã được giải đáp trong bài viết này với các vấn đề liên quan đến mô hình đám mây công cộng. Public Cloud mang lại lợi ích linh hoạt trong công việc, giúp tối ưu chi phí và nâng cao hiệu suất kinh doanh. Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ Public Cloud, hãy liên hệ ngay với HyperCore!

>>> Tiếp Tục Với:

Chia sẻ bài viết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)