Tìm kiếm
Kiến thức hữu ích

Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là gì? Tìm hiểu từ A-Z về lưu trữ đám mây

15/07/2024

Bài viết nổi bật

cloud storage là gì

Lưu trữ đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0, mang đến giải pháp hiệu quả cho việc quản lý và bảo vệ dữ liệu. Vậy lưu trữ đám mây cloud storage là gì, và có các loại lưu trữ đám mây chính nào hiện nay? Tham khảo từ A-Z về Cloud Storage cùng HyperCore nhé!

1. Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là gì?

Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là một mô hình dịch vụ cho phép người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu trên các máy chủ từ xa thay vì trên thiết bị cá nhân hay máy tính cục bộ. Dữ liệu kỹ thuật số được lưu trữ trên các máy chủ này được quản lý và bảo trì bởi các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, chẳng hạn như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud Platform (GCP), Microsoft Azure,… Với kết nối internet, bạn có thể dễ dàng truy cập, chia sẻ, và quản lý dữ liệu của mình.

Cloud Storage là gì

Cloud Storage là gì

2. Cloud Storage hoạt động như thế nào?

2.1. Cách hoạt động của Cloud Storage

Ngày nay, có vô số hệ thống lưu trữ đám mây, mỗi loại phục vụ cho những nhu cầu khác nhau. Một số được thiết kế chuyên biệt cho lưu trữ email web hoặc hình ảnh kỹ thuật số, trong khi một số khác có khả năng lưu trữ mọi dạng dữ liệu số. Quy mô hệ thống lưu trữ đám mây cũng vô cùng đa dạng, từ những dịch vụ nhỏ lẻ cho cá nhân đến các kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp. Nơi lưu trữ những kho dữ liệu khổng lồ này được gọi là trung tâm dữ liệu.

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của lưu trữ đám mây, hãy cùng khám phá hành trình của dữ liệu. Để vận hành hệ thống cơ bản, chỉ cần một máy tính kết nối Internet. Người dùng tải dữ liệu lên máy chủ thông qua mạng lưới internet, sau đó có thể truy cập và quản lý dữ liệu từ xa bằng trình duyệt web hoặc ứng dụng chuyên dụng.

Hệ thống lưu trữ đám mây thường sử dụng hàng trăm máy chủ dữ liệu để lưu trữ thông tin. Việc lưu trữ dự phòng trên nhiều máy chủ là vô cùng quan trọng bởi vì máy tính cần được bảo trì hoặc sửa chữa định kỳ. Nhờ có dự phòng, hệ thống đảm bảo cho khách hàng luôn có thể truy cập dữ liệu của họ bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu.

Hơn nữa, để nâng cao tính an toàn và đảm bảo khả năng truy cập ngay cả khi có sự cố nguồn điện, hệ thống lưu trữ đám mây còn lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ sử dụng nguồn điện khác nhau. Nhờ vậy, dù có sự cố xảy ra, dữ liệu của bạn vẫn luôn được bảo vệ an toàn và sẵn sàng phục vụ bạn mọi lúc mọi nơi.

2.2. Ví dụ về lưu trữ đám mây

Có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây khác nhau, mỗi dịch vụ cung cấp các tính năng và lợi ích riêng. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến:

  • Google Drive: Dịch vụ của Google cho phép người dùng lưu trữ, quản lý và chia sẻ tệp tin như văn bản, hình ảnh, video trên đám mây. Người dùng có thể truy cập từ trình duyệt web hoặc ứng dụng di động, đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị và làm việc cùng lúc với người khác trên cùng một tài liệu.
  • Microsoft OneDrive: Dịch vụ lưu trữ đám mây tích hợp trong hệ sinh thái của Microsoft, cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ tài liệu, bảng tính, và các tệp tin khác. OneDrive tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng và dịch vụ của Microsoft như Office 365, cho phép làm việc trực tiếp trên các tài liệu mà không cần tải xuống.
  • Flickr và Picasa: Là hai trang web lưu trữ ảnh trực tuyến, nơi người dùng có thể lưu trữ và chia sẻ hàng triệu bức ảnh kỹ thuật số của họ. Thay vì lưu trữ ảnh trên ổ cứng cá nhân, người dùng có thể tải ảnh trực tiếp lên máy chủ của dịch vụ, tạo thành những album ảnh trực tuyến.
Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là gì?

Một số ví dụ thực tế về Cloud Storage

3. Ưu và nhược điểm của lưu trữ đám mây

3.1. Ưu điểm

  • Tiện lợi: Truy cập dữ liệu từ mọi nơi có kết nối internet, điều này hỗ trợ làm việc từ xa hiệu quả.
  • Sao lưu và phục hồi: Dữ liệu được sao lưu tự động, giúp dễ dàng khôi phục trong trường hợp xảy ra sự cố.
  • Chia sẻ: Dễ dàng chia sẻ dữ liệu với người khác.
  • Khả năng mở rộng: Người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh dung lượng lưu trữ theo nhu cầu thực tế mà không cần phải mua thêm phần cứng hay phải chuyển đổi cơ sở hạ tầng.
  • Tiết kiệm chi phí: Người dùng không cần phải đầu tư vào phần cứng và hạ tầng lưu trữ riêng biệt mà có thể sử dụng dịch vụ đã có sẵn từ các nhà cung cấp dịch vụ.
  • Bảo mật: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường có các biện pháp bảo mật tiên tiến hơn so với cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ.

3.1. Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào Internet: Việc truy cập và làm việc trên dữ liệu phụ thuộc vào kết nối Internet, vì vậy khi mạng chậm hoặc mất kết nối có thể khiến người dùng gặp khó khăn khi truy cập dữ liệu của mình.
  • Khả năng kiểm soát: Người dùng không có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với dữ liệu của họ khi lưu trữ trên đám mây.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ: Dữ liệu của bạn được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, do đó bạn không có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với dữ liệu lưu trữ trên đám mây.
  • Khó khăn khi di chuyển dữ liệu: Di chuyển dữ liệu sang nhà cung cấp dịch vụ khác có thể khó khăn và tốn thời gian.

4. Các ứng dụng của Cloud Storage trong thực tế

Dưới đây là các ứng dụng của lưu trữ đám mây trong thực tế, giúp nâng cao hiệu quả và khả năng quản lý dữ liệu của người dùng và doanh nghiệp:

4.1. Backup dữ liệu

Sao lưu dữ liệu là một trong những ứng dụng phổ biến và quan trọng nhất của Lưu trữ đám mây. Nhờ tính năng này, doanh nghiệp có thể bảo vệ dữ liệu hiệu quả trước các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng. Việc sao lưu dữ liệu có thể được thực hiện dễ dàng, chỉ cần vài thao tác cơ bản. Ví dụ, bạn có thể sao lưu dữ liệu bằng cách lưu trữ tệp vào thư mục trên Google Drive, hoặc sử dụng giải pháp lưutrữ khối để lưu trữ lượng lớn dữ liệu kinh doanh quan trọng.

Ứng dụng của Cloud Storage

Ứng dụng backup dữ liệu của Cloud Storage

4.2. Lưu trữ dữ liệu

Lưu trữ đám mây ngày nay không chỉ đơn thuần là lưu trữ các tệp tin mới. Việc lưu trữ dữ liệu cũ đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ các tổ chức trong việc chuyển đổi hồ sơ giấy sang định dạng kỹ thuật số. Nhờ vậy, việc quản lý, tuân thủ quy định và truy cập dữ liệu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

4.3 Phục hồi sau các sự cố thảm họa

Khi bị mất dữ liệu do các sự cố, lưu trữ đám mây cho phép khôi phục toàn bộ dữ liệu, một phần dữ liệu hoặc thậm chí khôi phục từng phiên bản cụ thể của tệp tin. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm lại dữ liệu cần thiết ngay cả khi đã bị xóa hoặc thay đổi. Nhờ đó, tổ chức và cá nhân có thể duy trì hoạt động một cách liên tục và an toàn, đồng thời bảo vệ dữ liệu quan trọng và tuân thủ các quy định pháp lý.

lưu trữ đám mây

Dữ liệu dễ dàng được phục hồi sau những sự cố nhờ sử dụng Cloud Storage

4.4. Xử lý dữ liệu

Lưu trữ đám mây cung cấp khả năng truy cập dữ liệu số tức thì, giúp gia tăng tốc độ phân tích, xử lý và ra quyết định. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, nơi mà khả năng phản ứng nhanh chóng với thông tin mới có thể mang lại lợi thế đáng kể. Với dữ liệu luôn sẵn sàng và dễ dàng truy cập, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình làm việc và đưa ra những quyết định chiến lược chính xác dựa trên dữ liệu thực tế.

Ngoài ra, Cloud Storage còn cung cấp các công cụ học máy và trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn như Google Cloud AI, AWS Machine Learning, và Azure AI, giúp người dùng xây dựng và triển khai các mô hình tiên tiến mà không cần đầu tư nhiều vào hạ tầng.

4.5 Dễ dàng phân phối nội dung

Khi sử dụng lưu trữ đám mây, các tệp dữ liệu dung lượng lớn được sao chép và phân phối trên nhiều trung tâm dữ liệu đặt tại các khu vực địa lý khác nhau. Việc này giúp giảm thiểu thời gian tải và độ trễ một cách đáng kể, mang đến trải nghiệm truy cập dữ liệu mượt mà và nhanh chóng.

5. Các loại lưu trữ đám mây chính hiện nay

5.1 File Storage

File storage là phương pháp lưu trữ dữ liệu phổ biến, được tổ chức theo dạng các tập tin và thư mục, mô phỏng cách thức sắp xếp dữ liệu trên máy tính cá nhân. Nhờ vậy, người dùng dễ dàng quản lý, truy cập và chia sẻ tập tin qua mạng internet.

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng, truy cập và quản lý dữ liệu như trên ổ cứng máy tính.
  • Phù hợp cho việc chia sẻ tệp, sao lưu dữ liệu và truy cập từ nhiều thiết bị.
  • Hỗ trợ nhiều định dạng tệp phổ biến.

Nhược điểm:

  • Khả năng mở rộng hạn chế hơn so với các loại lưu trữ khác.
  • Chi phí lưu trữ có thể cao hơn khi lưu trữ dung lượng lớn.
  • Ít phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc.
cloud Storage

File Storage

5.2 Object Storage

Lưu trữ đối tượng là một mô hình lưu trữ dữ liệu dưới dạng các “đối tượng” riêng biệt, thay vì lưu trữ theo dạng tập tin và thư mục truyền thống. Mỗi đối tượng bao gồm dữ liệu thực tế (như hình ảnh, video, tệp tin) cùng với siêu dữ liệu mô tả chi tiết về đối tượng đó. Dữ liệu được lưu trữ trong một kho lưu trữ đám mây duy nhất., thay vì phân cấp thành các thư mục.

Ưu điểm:

  • Khả năng mở rộng cao, dễ dàng lưu trữ lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với lưu trữ tệp khi lưu trữ dung lượng lớn.
  • Tính linh hoạt cao, phù hợp với nhiều loại dữ liệu khác nhau.

Nhược điểm:

  • Truy cập dữ liệu phức tạp hơn so với lưu trữ tệp.
  • Yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao hơn để quản lý.
  • Ít phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu đòi hỏi truy cập tầm thấp.
cloud storage

Các thành phần của Object Storage

5.3 Block Storage

Lưu trữ đám mây dạng khối, hay còn gọi là Cloud Block Storage, là dịch vụ lưu trữ dữ liệu tiên tiến hoạt động bằng cách chia nhỏ dữ liệu thành các “khối” có kích thước cố định. Những khối dữ liệu này được lưu trữ riêng biệt trên nhiều thiết bị lưu trữ, giúp tối ưu hóa tốc độ truy cập và hiệu quả sử dụng dung lượng. Mỗi khối dữ liệu được gắn một mã định danh riêng biệt, cho phép truy cập nhanh chóng và chính xác khi cần thiết.

Ưu điểm:

  • Cung cấp hiệu suất cao, truy cập dữ liệu tầm thấp.
  • Phù hợp cho việc chạy các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao.
  • Dễ sử dụng, tương tự như ổ cứng truyền thống.

Nhược điểm:

  • Khả năng mở rộng hạn chế hơn so với lưu trữ đối tượng.
  • Chi phí lưu trữ cao hơn so với các loại lưu trữ khác.
  • Ít phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc.

4. Giá thuê Cloud Storage tại HyperCore

HyperCore mang đến cho người dùng các giải pháp quản lý dữ liệu hiệu quả và tiên tiến đạt chuẩn quốc tế. S3 Object Storage của HyperCore là dịch vụ lưu trữ đám mây tốc độ cao, bảo mật dữ liệu và có thể mở rộng không giới hạn. Dịch vụ này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu đa dạng của khách hàng, từ cá nhân đến doanh nghiệp.

HyperCore S3 Object Storage sử dụng công nghệ lưu trữ hướng đối tượng, giúp tối ưu hóa hiệu suất và khả năng truy cập dữ liệu. Dịch vụ này cũng tương thích với giao thức S3, cho phép bạn dễ dàng di chuyển dữ liệu từ các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây khác.

Đặc biệt, giá thuê Cloud Storage của HyperCore vô cùng tối ưu với chỉ 880đ/ 1 GB/ 1 tháng, hoặc chỉ 440đ/ 1GB/ 1 tháng khi thanh toán gói 1 năm.

Chi tiết, bảng giá thuê Cloud Storage của HyperCore:

Thanh toán theo thángThanh toán theo năm
880đ/GB/tháng440đ/GB/tháng
Băng thông Upload: Không giới hạnBăng thông Upload: Không giới hạn
Băng thông Download: Không giới hạnBăng thông Download: Không giới hạn
Rate limit: 1000 requests/giâyRate limit: 1000 requests/giây
Số lượng Bucket: 100Số lượng Bucket: 100
Số lượng Access Keys: 5Số lượng Access Keys: 5

Ưu điểm và Tính năng nổi bật của HyperCore S3 Object Storage

  • Băng thông không giới hạn: Không giới hạn băng thông upload và download, giúp bạn truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • An toàn và bảo mật: Dữ liệu được lưu trữ trên ít nhất 3 máy chủ khác nhau, được bảo vệ bởi hệ thống bảo mật đa lớp và được nhân bản dữ liệu định kỳ để đảm bảo an toàn.
  • Mở rộng không giới hạn: Bạn có thể dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu sử dụng mà không cần lo lắng về giới hạn.
  • Dễ dàng quản trị: HyperCore S3 Object Storage cung cấp giao diện quản trị web trực quan, giúp bạn dễ dàng quản lý buckets, files và phân quyền truy cập.
  • Nhiều ứng dụng: HyperCore S3 Object Storage có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như sao lưu dữ liệu, chia sẻ file, lưu trữ đa phương tiện, lưu trữ NAS,…
(cloud storage) là gì

Chi tiết dịch vụ Cloud Storage của HyperCore

Bài viết trên Hypercore đã giới thiệu chi tiết về lưu trữ đám mây (cloud storage) là gì, ưu nhược điểm và các loại lưu trữ đám mây phổ biến hiện nay. Hy vọng những kiến thức được cung cấp sẽ giúp quý độc giả sẽ có cơ sở để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc áp dụng cloud storage cho doanh nghiệp của mình.

Chia sẻ bài viết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)