Tìm kiếm
Blog

FTP là gì? Tìm hiểu về giao thức truyền tải tệp tin FTP từ A-Z

19/09/2024

Bài viết nổi bật

FTP là gì

Được ra đời từ những năm đầu của mạng máy tính, FTP đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất để quản lý và chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Trong bài viết này, hãy cùng HyperCore tìm hiểu FTP là gì, cách thức hoạt động, cũng như các ứng dụng thực tiễn của giao thức này!

1. Tìm hiểu giao thức FTP

1.1 Giới thiệu FTP là gì?

FTP (File Transfer Protocol) là giao thức giúp truyền dữ liệu giữa máy tính và máy chủ trên mạng internet. Giao thức này cho phép người dùng truy cập và chia sẻ tệp tin trên các máy chủ từ xa thông qua mạng. FTP thường được sử dụng để tải lên, tải xuống tệp, quản lý website và sao lưu dữ liệu từ xa.

FTP là gì

FTP là giao thức giúp truyền dữ liệu giữa máy tính và máy chủ

>>>> Xem Thêm: Web server là gì?

1.2 Giao thức FTP dùng để làm gì?

FTP là giao thức được nhiều tổ chức và doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động kinh doanh. FTP giúp hỗ trợ quá trình chia sẻ dữ liệu giữa nhân viên và đối tác. Có bốn ứng dụng phổ biến của FTP như sau:

  • Hỗ trợ nhân viên chia sẻ dữ liệu: Nhân viên có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa các chi nhánh hoặc địa điểm khác nhau qua FTP.
  • Trao đổi dữ liệu an toàn: FTP đảm bảo an toàn trong quá trình trao đổi dữ liệu, kể cả với đối tác hoặc đồng nghiệp quốc tế.
  • Khôi phục dữ liệu: FTP được đội ngũ IT sử dụng để chuyển dữ liệu đến trung tâm phục hồi sau thảm họa.
  • Quản lý website: Nhân viên quản trị web dùng FTP để chuyển đổi các trang con và tải tập tin lên máy chủ doanh nghiệp.

Tóm lại, FTP có nhiều ứng dụng trong các hoạt động kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả hoạt động.

FTP là gì

FTP dùng để hỗ trợ quá trình chia sẻ dữ liệu giữa nhân viên và đối tác

>>>> Đọc Thêm: SSH là gì?

1.3 Cách thức hoạt động của giao thức FTP là gì?

Dựa trên mô hình cơ bản về chuyển đổi dữ liệu, giao thức FTP hoạt động theo hai hướng nhận và truyền dữ liệu giữa máy chủ và máy khách. Hai tiến trình TCP gồm Data Connection và Control Connection đảm nhiệm việc gửi và nhận dữ liệu giữa Server và Client.

  • Control Connection (kết nối kiểm soát): Tiến trình này chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dữ liệu trong suốt quá trình trao đổi.
  • Data Connection (kết nối dữ liệu): Khác với Control Connection, tiến trình này vận hành mà không cần kiểm soát, thực hiện việc trao đổi dữ liệu giữa server và client và chỉ dừng khi hoàn tất truyền dữ liệu.
FTP là gì

FTP hoạt động theo hai hướng nhận và truyền dữ liệu giữa máy chủ và máy khách

1.4 Các phương thức truyền dữ liệu của giao thức FTP là gì?

Giao thức FTP có ba cách truyền dữ liệu giữa Server và Client: Compressed mode, Stream mode và Block mode:

  • Compressed mode: Sử dụng kỹ thuật nén dữ liệu “Run-length encoding”, phương thức này loại bỏ các đoạn dữ liệu lặp, giúp tối ưu hóa nội dung gửi đi.
  • Stream mode: Dựa trên độ tin cậy của TCP, dữ liệu được truyền dưới dạng byte không liên tiếp qua kết nối TCP mà không có trường tiêu đề cố định.
  • Block mode: Dữ liệu được chia thành các khối FTP, mỗi khối chứa thông tin cần gửi, đảm bảo tính chuẩn hóa hơn các phương thức khác.
FTP là gì

Giao thức FTP có ba cách truyền dữ liệu

2. Ưu và nhược điểm của giao thức FTP

2.1 Ưu điểm của giao thức FTP

FTP có những ưu điểm nổi bật:

  • Truyền đồng thời nhiều tệp tin: FTP hỗ trợ việc truyền nhiều tệp cùng lúc, giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu quả khi chuyển dữ liệu.
  • Tiếp tục truyền tệp khi mất kết nối: Nếu gặp sự cố mất kết nối trong quá trình truyền, FTP cho phép tiếp tục truyền từ vị trí gián đoạn mà không cần khởi động lại.
  • Tự động hóa việc chuyển tệp: FTP hỗ trợ tích hợp các tập lệnh tự động, giúp quá trình truyền tệp trở nên nhanh chóng và ít cần đến sự can thiệp của người dùng.
  • Quản lý hàng đợi và lên lịch: FTP giúp tổ chức quá trình truyền dữ liệu bằng cách sắp xếp hàng chờ và lên lịch truyền, tối ưu hoá việc quản lý dữ liệu.
  • Đồng bộ hóa dữ liệu: FTP cho phép đồng bộ hóa giữa máy tính và máy chủ, giúp dữ liệu luôn được cập nhật và nhất quán trên các thiết bị.
FTP là gì

FTP có thể truyền một lúc nhiều tin

2.2 Nhược điểm của giao thức FTP

Nhược điểm của giao thức FTP:

  • Bảo mật yếu: FTP không hỗ trợ các biện pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu hay gửi mật khẩu thông qua SSL/TLS, điều này làm tăng nguy cơ bị tấn công và lộ thông tin.
  • Không thích hợp cho các tổ chức yêu cầu an toàn: Vì thiếu các tính năng bảo mật nâng cao, FTP không phù hợp cho những tổ chức cần mức độ bảo mật cao trong quá trình truyền tải dữ liệu.
  • Máy chủ dễ bị khai thác: Trong môi trường công cộng, máy chủ FTP có thể bị tấn công và gửi dữ liệu đến các cổng không mong muốn, gây ra rủi ro an ninh.
FTP là gì

FTP có hệ thống bảo mật yếu

3. Các loại FTP phổ biến hiện nay

Một số giao thức FTP phổ biến hiện nay

  • Giao thức FTP Plain: FTP Plain là một giao thức truyền tệp qua mạng máy tính mà không có tính năng bảo mật hay mã hóa dữ liệu. Tất cả dữ liệu như tên người dùng, mật khẩu và tệp tin đều được gửi dưới dạng văn bản qua kết nối TCP. Do không có mã hóa, FTP Plain dễ bị tấn công, khiến dữ liệu dễ bị nghe lén hoặc đánh cắp.
  • Giao thức FTPS: FTPS là phiên bản nâng cấp của FTP với tính năng mã hóa bằng SSL hoặc TLS, đảm bảo an toàn khi truyền dữ liệu. Dữ liệu sẽ được mã hóa trước khi gửi đi, giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp hoặc nghe lén. FTPS còn hỗ trợ nhiều phương thức mã hóa và chế độ bảo mật khác nhau, giúp bảo vệ thông tin và dữ liệu của người dùng.
  • Giao thức FTPES: FTPES cũng sử dụng mã hóa SSL hoặc TLS để bảo mật dữ liệu trong quá trình truyền tải. Khi kết nối với máy chủ FTPES, người dùng cần thiết lập kết nối bảo mật trước khi thực hiện truyền tệp. FTPES bảo vệ dữ liệu khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc nghe lén, đồng thời hỗ trợ các biện pháp đăng nhập và xác thực người dùng.

Cả FTPS và FTPES đều mang lại tính năng bảo mật cao hơn so với FTP Plain, phù hợp khi cần truyền dữ liệu an toàn qua mạng. Tuy nhiên, để sử dụng FTPES, cả máy chủ và máy tính của người dùng đều phải hỗ trợ SSL hoặc TLS.

FTP là gì

Hiện nay có ba loại giao thức FTP phổ biến

4. So sánh kết nối máy chủ FTP chủ động và thụ động

Kết nối chủ động
(Active mode)
Kết nối thụ động
(Passive mode)
Cách thức hoạt động Khi máy khách kết nối tới máy chủ, máy khách sẽ gửi địa chỉ IP và cổng qua yêu cầu PORT. Dựa trên thông tin này, máy chủ sẽ kết nối trực tiếp với máy khách và truyền dữ liệu. Trong kết nối thụ động. Khi máy khách kết nối tới máy chủ, máy khách sẽ gửi địa chỉ IP và cổng qua yêu cầu PORT. Dựa trên thông tin này, máy chủ sẽ kết nối trực tiếp với máy khách và truyền dữ liệu.
Cổng nguồn Máy khách phải sử dụng một cổng cụ thể để kết nối với máy chủ. Máy khách sử dụng cổng ngẫu nhiên từ phạm vi 1024 đến 65535 để kết nối đến máy chủ.
Bảo mật Việc bảo mật có thể khó khăn hơn vì máy khách phải mở cổng trên tường lửa để máy chủ có thể kết nối. Tính bảo mật cao hơn, do không cần mở cổng trên tường lửa để kết nối.

5. Quy trình xây dựng máy chủ FTP

Để xây dựng một máy chủ FTP đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1 – Chọn nền tảng máy chủ: Chọn hệ điều hành thích hợp để cài đặt và vận hành máy chủ FTP. Các hệ điều hành phổ biến là Linux (như Ubuntu, CentOS) hoặc Windows Server.
  • Bước 2 – Cài đặt phần mềm FTP: Trên Linux, bạn có thể chọn các phần mềm như vsftpd, proftpd, hoặc Pure-ftpd. Trên Windows Server, bạn có thể sử dụng dịch vụ FTP tích hợp sẵn hoặc phần mềm như FileZilla Server.
  • Bước 3 – Cấu hình máy chủ FTP: Xác định thư mục gốc (root directory) và thiết lập quyền truy cập. Đồng thời, cài đặt các nguyên tắc bảo mật và cấu hình tường lửa nếu cần.
  • Bước 4 – Tạo tài khoản người dùng và phân quyền: Tạo các tài khoản người dùng và phân quyền truy cập vào thư mục trên máy chủ FTP.
  • Bước 5 – Mở cổng FTP: Nếu máy chủ nằm sau tường lửa, bạn phải đảm bảo rằng cổng 21 (dùng cho FTP) đã được mở và chuyển hướng tới máy chủ.
  • Bước 6 – Kiểm tra kết nối: Sau khi cài đặt và cấu hình xong, bạn hãy kết nối từ một máy khách thông qua chương trình FTP client để kiểm tra hoạt động của máy chủ.

Lưu ý, việc cài đặt máy chủ FTP đơn giản, phù hợp với mục đích nội bộ hoặc thử nghiệm. Đối với các môi trường yêu cầu bảo mật cao, cần thực hiện thêm các biện pháp bảo mật.

FTP là gì

Quy trình 6 bước xây dựng FTP

Bài viết trên của HyperCore đã giúp bạn hiểu rõ về FTP là gì. FTP là một trong những giao thức lâu đời và được sử dụng phổ biến để truyền tải tệp tin qua mạng. Dù hiện nay có nhiều lựa chọn hiện đại hơn, FTP vẫn đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng nội bộ và quản lý dữ liệu. 

Đọc Thêm Về:

Chia sẻ bài viết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)