Các lệnh cơ bản trong Ubuntu trong quản trị máy chủ [Tổng hợp]
Bài viết nổi bật
Ubuntu là một trong những hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người dùng lựa chọn nhờ tính ổn định và giao diện thân thiện. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng của Ubuntu, việc nắm vững các lệnh cơ bản trong Ubuntu là điều vô cùng cần thiết. Ở bài viết này, HyperCore sẽ điểm qua những lệnh cơ bản mà bất kỳ người dùng Ubuntu nào cũng nên biết.
1. Các lệnh về thông tin hệ thống
Ubuntu là một trong những hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người dùng lựa chọn nhờ tính ổn định và giao diện thân thiện. Các lệnh về thông tin hệ thống trong Ubuntu giúp người dùng dễ dàng kiểm tra cấu hình phần cứng, tình trạng CPU, RAM và dung lượng ổ đĩa, từ đó tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Những lệnh này rất hữu ích để quản lý và theo dõi hoạt động máy tính.
Lệnh | Mô tả lệnh |
top | cung cấp một giao diện trực quan, hiển thị thông tin chi tiết về hệ thống Linux |
free -h | hiển thị thông tin chi tiết về tình trạng bộ nhớ của hệ thống |
free -g | kết quả sẽ hiển thị thông tin về bộ nhớ theo đơn vị GB |
free -m | kết quả sẽ hiển thị thông tin về bộ nhớ theo đơn vị MB |
lsb_release -a | cho biết chính xác hệ điều hành Linux đang sử dụng là gì |
adduser <tên user mới> | tạo một tài khoản người dùng mới trên hệ thống Ubuntu |
df -h | hiển thị thông tin về hệ thống tệp, điểm gắn kết và dung lượng sử dụng của từng phân vùng |
du -h | tính toán kích thước của các thư mục và tập tin và hiển thị kết quả theo đơn vị thích hợp (KB, MB, GB) |
du -s | tính toán tổng kích thước của một thư mục và tất cả các thư mục con |
uname -a | cung cấp thông tin tổng quan về hệ thống Linux, bao gồm tên máy, phiên bản kernel và các thông số cấu hình khác |
ifconfig | hiển thị danh sách các kết nối mạng và địa chỉ IP tương ứng |
passwd <tên user mới> | thiết lập mật khẩu cho một tài khoản người dùng mới |
sudo shutdown -h now | được sử dụng để tắt máy tính Linux ngay lập tức |
sudo reboot | được sử dụng để khởi động lại hệ thống Linux |
>>>> Xem Thêm: Ubuntu là gì?
2. Các lệnh về mở file trong Ubuntu
Khi làm việc trên Ubuntu, các lệnh mở file là công cụ hữu ích giúp bạn truy cập các tài liệu, chỉnh sửa tệp tin trực tiếp từ terminal. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bạn có thể dễ dàng mở và xem nội dung file mà không cần phải sử dụng giao diện đồ họa.
Lệnh | Mô tả lệnh |
pwd
(path working directory) |
hiển thị đường dẫn hiện tại của người dùng trong hệ thống tệp tin |
ls –a | hiển thị một danh sách đầy đủ các mục trong thư mục hiện tại |
mkdir <tên thư mục> | tạo các thư mục mới tại bất kỳ vị trí nào trong hệ thống tệp |
touch <tên tập tin> | tạo tập tin mới |
rm <tên tập tin> | xóa nhiều file cùng một lúc |
rm <tên thư mục> | xóa một thư mục rỗng |
rm -r <tên thư mục> | xóa một thư mục và tất cả các tệp tin bên trong |
man <tên câu lệnh> | xem tài liệu hướng dẫn của một lệnh cụ thể |
mv <tên tập tin cũ> <tên thư mục đích / tên tập tin mới> | di chuyển một tập tin đến thư mục đích và đổi tên |
**mv <tên tập tin cũ> <tên thư mục đích> ** | di chuyển một tập tin đến thư mục đích nhưng không đổi tên |
cp <tên tập tin> <tên thư mục> | tạo một bản sao của một file và đặt vào một vị trí khác |
cp -r <tên thư mục nguồn> <tên thư mục đích> | sao chép một thư mục và toàn bộ cấu trúc bên trong |
cd <đường dẫn đến thư mục> | di chuyển giữa các thư mục trong hệ thống tệp |
cd <tên thư mục con> | đi đến thư mục con của thư mục hiện tại |
cd / | chuyển đến thư mục gốc của hệ thống tệp |
cd hoặc cd ~ | chuyển đến thư mục home của người dùng hiện tại |
cd – | chuyển đến thư mục trước đó mà bạn đã làm việc |
cd .. | di chuyển đến thư mục cha của thư mục hiện tại |
cd . | giữ nguyên vị trí thư mục hiện tại |
>>>> Xem Thêm: Lệnh copy trong Linux
3. Các lệnh quản lý mạng
Các lệnh quản lý mạng trong Ubuntu sẽ cho phép người dùng kiểm tra kết nối, cấu hình mạng và quản lý các thiết lập IP một cách nhanh chóng và hiệu quả. Những lệnh này rất quan trọng để khắc phục sự cố và tối ưu hóa hiệu suất mạng.
Lệnh | Mô tả lệnh |
ifup eth0 | Kích hoạt giao diện cạc mạng eth0 |
ifconfig -a | hiển thị tất cả các giao diện, bao gồm những giao diện không hoạt động |
ifdown eth0 | vô hiệu hóa giao diện mạng có tên là eth0 |
ifconfig eth0 địa chỉ IP | gán một địa chỉ IP tĩnh cho giao diện mạng eth0 |
/etc/network/interfaces | cấu hình tĩnh các giao diện mạng trên hệ thống Ubuntu |
route del default | xóa bỏ tuyến mặc định trong bảng định tuyến |
ping địa chỉ IP | kiểm tra kết nối mạng đến một máy chủ |
uname -a | Hiển thị tên của máy tính trong mạng (hostname) |
poweroff -i | tắt máy tính và đảm bảo rằng tất cả các quá trình đang chạy được kết thúc một cách an toàn |
route add default gw địa chỉ IP | Xác định địa chỉ IP của máy làm cổng dẫn đến bên ngoài mạng cục bộ |
>>>> Xem Thêm: So sánh Debian và Ubuntu: Đâu là lựa chọn tốt nhất?
4. Các lệnh phân vùng ổ cứng
Các lệnh phân vùng ổ cứng là công cụ không thể thiếu để quản lý và cấu hình ổ cứng trên hệ thống Linux. Với các lệnh này, bạn có thể tạo, xóa, thay đổi kích thước và định dạng các phân vùng.
Lệnh | Mô tả lệnh |
/etc/fstab | bảng liệt kê các hệ thống tệp tĩnh, cung cấp thông tin cần thiết để kernel gắn các thiết bị lưu trữ vào hệ thống tệp |
mkfs.ext3 /dev/hda1 | Tạo một hệ thống tập tin «ext3» trên phân vùng «/dev/hda1» |
mount -a -o | gắn lại tất cả các hệ thống tệp được liệt kê trong tệp «/etc/fstab» |
mount /media/cleusb | gắn một thiết bị lưu trữ vào một điểm gắn cụ thể |
fdisk /dev/hda1 | quản lý các phân vùng trên ổ cứng IDE thứ nhất |
mount -a | Gắn, tách ra hoăc gắn lại tất cả các |
mkdir /media/diskusb | Tạo thư mục mới làm điểm gắn để kết nối thiết bị lưu trữ của người dùng vào hệ thống |
fdisk -l | Hiển thị các phân vùng tích cực |
mkfs.vfat /dev/hda1 | tạo một hệ thống tệp FAT32 trên một thiết bị khối “/dev/hda1” |
Việc sử dụng thành thạo các lệnh cơ bản trong Ubuntu không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giúp bạn quản lý hệ thống một cách linh hoạt và chính xác hơn. HyperCore hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức cần thiết để dễ dàng thực hiện các tác vụ trong Ubuntu.
Tiếp Tục Với:
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)